
Hàm giữ khoảng sẽ giúp “giữ” cho khoảng trống vùng mất răng ổn định, ngăn các răng bên cạnh nghiêng hoặc vào vị trí răng bị mất, giúp giữ đủ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên.
Vì vậy, trẻ có thể cần được làm hàm giữ khoảng khi bị mất răng sớm hoặc răng sữa bị nhổ sớm do sâu vỡ lớn, tai nạn va đập, bệnh lý toàn thân…
Hàm giữ khoảng là gì?
Hàm giữ khoảng là một khí cụ tháo lắp hoặc cố định nhằm giữ khoảng cần thiết cho răng vĩnh viễn mọc
Khi nào thì cần đeo hàm giữ khoảng ?
Hàm giữ khoảng được lắp sau nhổ răng sữa sớm vì các lý do: răng bị sâu, răng vỡ quá to không thể bảo tồn, chấn thương (thường gặp các răng trước), nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân.
Hàm giữ khoảng càng có tác dụng khi nó có thể được lắp ngay sau khi nhổ sớm các răng sữa.
Các loại hàm giữ khoảng
- Có 2 loại chính đó là hàm giữ khoảng tháo lắp và giữ khoảng cố định. Lựa chọn hàm giữ khoảng phụ thuộc vào từng trường hợp lâm sàng cụ thể, sự hợp tác và điều kiện vệ sinh của trẻ, điều kiện tài chính của gia đình. Dù là hàm giữ khoảng tháo lắp hay cố định thì nó phải bảo đảm được chức năng ăn nhai, giữ được kích thước dọc và ngang, bảo tồn được chức năng phát âm và thẩm mỹ, tương hợp với mô mềm, cho phép vệ sinh tốt, chịu lực và dễ sử dụng.
- Giữ khoảng tháo lắp: Được chỉ định trong trường hợp mất nhiều răng trên cùng một cung răng, hàm lưu giữ được nhờ sự thích ứng tinh tế với niêm mạc và các móc. Ưu điểm của loại này là: thăng bằng cơ học, phục hồi được thẩm mỹ và phát âm, lập lại được kích thước dọc của khớp cắn, không cần thiết mài răng trụ, cho phép thực hiện các chức năng nắn chỉnh, có thể sửa chữa thích ứng với sự thay đổi của cung răng, dễ vệ sinh và không ảnh hưởng đến vệ sinh cung răng. Bên cạnh đó, hàm tháo lắp này vẫn còn một số nhược điểm như: gây vướng trong miệng, tác dụng phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của bệnh nhân, dễ bị mất và gãy vỡ, có thể cản trở sự phát triển. Do vậy hàm này được chỉ định trong trường hợp: mất nhiều răng, mất 2 bên răng hàm sữa thứ 1 và 2, thiếu răng trụ và mắc giữ không đủ.
- Hàm giữ khoảng cố định: Hàm này được lưu giữ nhờ các khâu nắn chỉnh răng hoặc các chụp thép có sẵn. Hàm giữ khoảng cố định có thể ở một bên hoặc hai bên. Ưu điểm: ít vướng, đắt tiền, hiệu quả hơn vì cố định. Nhược điểm: đòi hỏi vệ sinh tốt, phải chuẩn bị răng trụ, không phục hồi lại được kích thước dọc của khớp cắn, có thể bị bong hoặc gãy. Hàm này được chỉ định trong những trường hợp: mất một răng ở một bên, mất hai bên: trong trường hợp này hàm cần có các khâu nắn chỉnh và hàm có cấu tạo giống như cung lưỡi.
- Tóm lại: Hàm giữ khoảng có tác dụng tốt để bảo tồn khoảng cần thiết giúp cho răng vĩnh viễn mọc được tốt. Những trường hợp răng sữa bị mất sớm trước tuổi thay răng sinh lý, cần khám bác sĩ chuyên khoa nắn chỉnh răng hoặc răng trẻ em để có chỉ định điều trị thích hợp. Trước khi lựa chọn hàm giữ khoảng cần chú ý đến: tình trạng mất răng và mong muốn của bệnh nhân, đặt hàm giữ khoảng sau nhổ răng 15 ngày, không để quá muộn, kiểm soát chặt chẽ, theo dõi định kỳ lâm sàng và Xquang
Quy trình chuẩn quốc tế của chúng tôi luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng và sự tự tin trong nghề nha khoa của mình luôn được mọi người ủng hộ hết mình.
- Bước 1: Tư vấn, khám răng và đưa ra một liệu trình điều trị cho bệnh nhân
- Bước 2: Lấy dấu
- Bước 3: Gửi dấu lên xưởng
- Bước 4:Lắp hàm và mài chỉnh
- Bước 5: Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng
Vậy câu hỏi đi kèm với dịch vụ bên tôi là gì? Mọi người thường thắc mắc gì về dịch vụ này
Hàm giữ khoảng răng có làm ảnh hưởng gì đến hàm răng vĩnh viễn của mình sau này không?
Làm như thế có làm các bé vướng mắc khi ăn không?
Hàm giữ khoảng liệu trình của nó bao lâu?
Để trả lời những thắc mặc và giúp bạn có một nụ cười tự tin, chọn lựa được một nha khoa đạt chuẩn quốc tế phục vụ bạn hết lòng và luôn mang lại cho bạn sự hài lòng thì hãy liên hệ với chúng tôi – “ NHA KHOA ĐẠI DƯƠNG “
Office: 194 Hoàng Quốc Việt,Cầu Giấy – Hà Nội
E-mail: nhakhoa.daiduong@gmail.com
Phone: + 84 124 420 6688